Tại sao nên sử dụng vữa chống cháy VERMICULITE cho công trình xây dựng?

Trụ sở chính : D9-NV7 ô số 7, khu đô thị Lê Trọng Tấn, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội

Hotline: 0862 626 114

Tại sao nên sử dụng vữa chống cháy VERMICULITE cho công trình xây dựng?
31/07/2024 04:55 PM 63 Lượt xem

    Các công trình xây dựng hiện nay, nhất là các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, tòa nhà đều yêu cầu phải có một hệ thống chống cháy hiệu quả để đảm bảo an toàn cho công trình và tính mạng con người trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Nhiều vật liệu chống cháy ra đời với đặc tính nổi bật và khả năng chống cháy, cách nhiệt vô cùng tốt. Trong số đó, vữa chống cháy vermiculite là một trong những vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. 

    1. Vữa chống cháy vermiculite là gì? 

    Trong những năm gần đây, tình trạng cháy nổ xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản. Việc sử dụng vữa chống cháy vermiculite là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ an toàn cho công trình, hạn chế đến mức tối đa những hậu quả không mong muốn. 

    Vữa chống cháy vermiculite là một loại vữa khô, có dạng siêu nhẹ. Nó được làm từ khoáng vermiculite với tiêu chuẩn chất lượng cao kết hợp với một số thành phần như thạch cao, xi măng… và các phụ gia khác.

    Loại vữa này thường được trộn sẵn trong nhà máy dưới dạng khô. Khi xây dựng, nó được trộn với nước vữa tạo thành một hỗn hợp sệt có thể phun, trát trực tiếp lên bề mặt vật liệu có nguồn gốc khác nhau như gốc Hydrocacbon, Xenlulo…

    Vữa chống cháy vermiculite có thể sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu

    2. Tại sao nên sử dụng vữa chống cháy vermiculite?

    Cấu kiện thép là một trong những loại cấu kiện được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng như cột, kéo, dầm, xà… Khi sử dụng kết cấu kiện thép sẽ giúp giảm thời gian xây dựng xuống 15-20%, tăng năng suất lao động lên 20-25% và giảm đáng kể chi phí vẫn chuyển. Tuy nhiên khi ở nhiệt độ 550 độ C, thép sẽ mất đi 40% khả năng chịu lực của kết cấu, gây nguy cơ sụp đổ công trình. Vì vậy việc bọc bảo vệ cho kết cấu thép vô cùng quan trọng. 

    Vữa vermiculite có khả năng bọc phủ tốt, chống cháy, chịu nhiệt cao từ 45 - 180 phút. Khi khô đi, nó sẽ có mối liên hệ chặt chẽ, bề mặt của kết cấu sẽ tạo thành lớp bảo vệ rất bền bỉ và ổn định. Đây là lý do vữa chống cháy vermiculite được sử dụng rộng rãi hiện nay. 

    Vữa vermiculite có khả năng chống cháy, chịu nhiệt cao lên đến 180 phút

    3. Những ưu điểm của vữa chống cháy

    Một số ưu điểm tuyệt vời của vữa chống cháy có thể kể đến như: 

    • Bao bọc kết cấu chắc chắn, tạo độ xốp tăng cường cách nhiệt
    • Hiệu năng chống cháy cao, khả năng chống cháy lên đến 180 phút.
    • Chi phí thi công thấp hơn so với sử dụng các vật liệu chống cháy khác trên thị trường
    • Thi công nhanh chóng, hiệu quả cao
    • Thành phần an toàn, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn
    • Bám dính tốt trên mọi bề mặt thép, thép được sơn lót, bê tông…
    • Thời gian sử dụng lâu dài
    • Không bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi
    • Dễ dàng sửa chữa và bảo trì

    4. Ứng dụng của vữa chống cháy vermiculite

    Vữa chống cháy vermiculite được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng bởi khả năng bảo vệ kết cấu của công trình nếu không may xảy ra cháy nổ. 

    • Ứng dụng trong phun kết cấu kếp
    • Phun ống gió, ống khí, thoát rác tòa nhà kho xưởng, nhà máy
    • Phun sàn chống cháy
    • Chống cháy vách ngăn kho, tòa nhà, nhà máy
    • Tạo tấp ép vách chống cháy

    5. Quy trình thi công vữa chống cháy vermiculite đạt hiệu quả cao nhất

    Quy trình thi công vữa chống cháy đòi hỏi tuân thủ các bước nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cho công trình. 

    Thi công vữa chống cháy phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt để đạt hiệu quả cao nhất

    Các bước thi công theo QCVN06:2021BXD - Phụ lục F.

    Nếu làm mới cần xin phép Thẩm duyệt phương án PCCC ngay từ khi làm thủ tục xin phép.

    Nếu đã dùng phương án khác (Sơn, bọc tc...) Hãy làm thủ tục xin đổi phương án thi công theo phương án trong QCVN06:2021BXD - Phụ lục F.

    Các bước tiến hành

    - Làm hồ sơ xin thẩm duyệt phương án làm bảo vệ kết cấu bằng vật liệu trong QCVN06:2021BXD - Phụ lục F (F2 cho vách, F8 cho cột, F9 cho dầm kèo)

    - Khi thẩm duyệt hồ sơ cần lưu ý:

    Trên bản vẽ thể hiện từng hạng mục có các tiêu chuẩn khác nhau như cột, dầm, kèo phải nêu rõ làm theo phương án nào (Bọc rỗng hay đặc cho dầm, Cột chỉ làm rỗng)

    Ghi rõ loại vữa được áp dụng:

    • Làm bảo vệ đặc thì dùng Vermiculite xi măng (phun máy)
    • Làm bảo vệ rỗng thì dùng Vermiculite thạch cao, Perlite thạch cao (dùng bàn bả, trét). Nếu làm rỗng nên ghi rõ để sau làm đúng theo phương án đã được thẩm duyệt.

    Ví dụ: Khi yêu cầu R90 cho cột ta ghi trên bản vẽ như sau:

    HỆ KẾT CẤU CỘT TẦNG ...(ghi vị trí làm) ĐƯỢC BỌC BẢO VỆ CHỐNG CHÁY DẠNG RỖNG ĐẢM BẢO GHCL R90 THEO QCVN06:2021BXD.

    TRÉT BẢ BẰNG VERMICULITE -THẠCH CAO DÀY 16MM TRÊN LATI THÉP VÀ HỘP THẠCH CAO ĐƯỢC CHÈN BỊT CHẮC CHẮN

    5.1. Chi tiết thi công bảo vệ rỗng cho kết cấu cột

    (Lớp bảo vệ phải cách kết cấu khoảng hở chống truyền nhiệt trực tiếp)

    (R120=19mm, R90 =16mm, R60=12.5mm, R30=12.5mm )

    Phương án thi công như sau: * Bảo vệ rỗng

    Cột Chuẩn bị vật tư - Phương tiện :

    - Xương thép U

    - Gỗ chèn xương thép

    - Thạch cao 9.5mm

    - Lati thép

    - Vữa Vermiculite thạch cao

    - Bạt che chắn, máy khoan, cắt, cưa...

    - Máy trộn vữa cưỡng bức, máy phun vữa

    - Xe nâng, Giàn giáo, và các vật tư phu khác.

    (Cột đã được sơn bảo vệ chống gỉ sét)

    A: Che phủ chống bắn bẩn

    - Dán che phủ sàn trầnkhu vực làm việc tránh làm bẩn

    - Lót sàn bằng bạt khu vực di chuyển trộn vữa, thi công

    B: Thi công:

    ✓ Chuẩn bị xe nâng cắt kéo hoăc dàn giáo, dây an toàn.

    ✓ Chuẩn bị cho 5-10 cột theo chiều ngang xưởng.

    ✓ Lắp dựng dàn giáo đạt cao độ cần thiết

    Bước 1: Tạo khung xương 

    - Úp xương thép U ( 40*30*0,5mm) vào cánh dầm (như hình vẽ mô tả)

    - Chuẩn bị gỗ thanh 40*30 hoặc gỗ theo khẩu độ bụng cột mà ta chuẩn bị cho phù hợp

    - Chèn gỗ vào xương thép cách nhau 800-1000mm / thanh gỗ. ( Cắt gỗ vừa đủ chèn chặt tạo độ chắc

    chắn cho xương thép và gỗ )

    - Căn chỉnh nêm chặt định vị xương thép không xê dịch

    Bước 2: Bắn thạch cao 

    - Tiến hành cắt thạch cao và bắn thạch cao lên xương thép được định vị. (bắn đinh vít vào cả gỗ chèn)

    - Bắn kín theo khung thép đã được chèn chặt

    Bước 3: Bọc lati thép

    - Bọc toàn bộ lati thép trên thạch cao vừa được bắn xong (dùng ghim đinh bắn) lati lưới thép dập hoặc mắt

    cáo

    - Kiểm tra các góc và cạnh nối dầm kèo. Bắn kín lati cho toàn bộ mặt thạch cao đã làm.

    Bước 4. Thi công bả Vermiculite thạch cao

    - Bắn định vị độ dày điểm hoặc thước kẹp định vị độ dày theo quy định tại QCVN06:2021BXD - Phụ lục F8 độ dày cho lớp vữa (R120=19mm, R90 =16mm, R60=12.5mm, R30=12.5mm)

    - Trộn vữa bằng máy cưỡng bức hoặc trục vít với tốc độ chậm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

    - Vữa cho vào máy trộn chạy tốc độ chậm 130 - 150v/p sau đó cho thêm nước sạch theo tỉ lệ 1kg vữa /1-1.31 lít nước vào cho máy chạy và thêm nước nếu cần (tránh để vữa quá nát hoặc quá khô). Máy trộn trong vòng 2 phút là có thể dùng.

    - Tiến hành kẹp thước vào hai mép cột đủ độ dầy theo yêu cầu GHCL và tiến hành thi công lớp trát.

    - Cho vữa lên dùng bàn bả, trét bả đạt độ dày quy định (có thể bả một lần hoạc hai lần)

    - Dùng bàn bả vuốt phẳng bề mặt của vữa tạo độ thẩm mỹ.

    Bước 5. Sơn lớp vữa theo yêu cầu của CDDT (tùy chọn)

    - Với các loại vữa do CÔNG TY CP CN VẬT LIỆU TOÀN CẦU cung cấp có thể sơn bất kỳ loại sơn nào lên.

    Lưu ý 

    - Lấy lượng vữa cần làm ra bả (chú ý bả nhanh tay tránh vữa bị cứng hoặc khô quá ).

    - Không lấy vữa đã khô dùng lại - Khi rơi vãi cần cho vào máy ngay hoặc bả ngay khi vữa còn dẻo.

    - Không dùng máy trộn tốc độ quá lớn làm nóng vữa mất liên kết và nát vữa. Điều này dẫn đến hao hụt và dễ bị khô nhanh do tác dụng nhiệt của máy trộn.

    5.2. Chi tiết thi công bảo vệ rỗng cho dầm kèo

    (R120, R90, R60,R30=12.5mm)

    A. Chuẩn bị vật tư - Phương tiện:

    - Xương thép U, V

    - Gỗ chèn xương thép

    - Thạch cao 9.5mm

    - Lati thép

    - Vữa Vermiculite thạch cao

    - Bạt che chắn, máy khoan, cắt, cưa...

    - Máy trộn vữa cưỡng bức, máy phun vữa

    - Xe nâng, Giàn giáo, và các loại vật tư phụ khác.

    ( Dầm và kèo đã được sơn bảo vệ chống gỉ sét)

    B. Thi công:

    - Chuẩn bị xe nâng cắt kéo hoăc dàn giáo bánh xe neo tạo khoang an toán trên mặt bằng thi công., dây an toàn.

    - Chuẩn bị cho 5-10 đội thi công chiều ngang xưởng.

    - Lắp dựng dàn giáo và khoang thi công an toàn ngang 1250mm dài 8000mm đạt cao độ + theo cao trình.

    Bước 1: Tạo khung xương

    - Úp xương thép U ( 40*30*0,5mm) vào cánh dầm dưới (như hình vẽ mô tả) tạo khoảng trống cho cánh dầm,

    kèo và lớp vữa Vermiculite thạch cao.

    - Chuẩn bị gỗ thanh 40*30 hoặc gỗ theo khẩu độ bụng dầm, kèo mà ta chuẩn bị cho phù hợp

    - Chèn gỗ vào xương thép cách nhau 800-1000mm / thanh gỗ. ( Cắt gỗ vừa đủ chèn chặt tạo độ chắc chắn cho xương thép và gỗ )

    - Căn chỉnh nêm chặt định vị xương thép không cho xê dịch

    - Chú ý neo chặt khu vực kèo lệch bằng xương thép bắn đi

    Bước 2: Bắn thạch cao

    - Tiến hành cắt thạch cao và bắn thạch cao lên xương thép được định vị. ( bắn đinh vít vào cả gỗ chèn.)

    - Bắn kín theo khung thép đã được chèn chặt

    Bước 3: Bọc lati thép 

    - Bọc toàn bộ la ti thép trên thạc cao vừa được bắn xong ( dùng ghim đinh bắn ) la ti lưới thép dập hoặc mắt cáo

    - Kiểm tra các góc và ạnh nối dầm kèo vào cột. Bắn kín lati cho toàn bộ mặt thạch cao đã làm.

    Bước 4. Thi công bả Vermiculite tạch cao 

    - Bắn định vị độ dày điểm hoặc thước kẹp định vị độ dày theo quy định tại QCVN06:2021BXD- Phụ lục F9. Độ dày cho lớp vữa (R120, R90, R60,R30 =12.5mm)

    - Trộn vữa bằng máy cưỡng bức hoặc trục vít với tốc độ chậm. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất

    * Vữa cho vào máy trộn chạy tốc độ chậm 130- 150v/p sau đó cho thêm nước sạch theo tỉ lệ 1kg vữa /1-1.31 lít nước vào cho máy chạy và thêm nước nếu cần. (tránh để vữa quá nát hoặc quá khô) máy trộn trong vòng 2 phút là có thể dùng.

    - Tiến hành kẹp thước vào hai mép dầm kèo đủ độ dầy theo yêu cầu GHCL và tiến hành thi công lớp trát.

    - Cho vữa lên dùng bàn bả, trét bả đạt độ dày quy định ( có thể bả một lần hoạc hai lần)

    - Dùng bàn bả vuốt phẳng bề mặt của vữa tạo độ thẩm mỹ.

    Bước 5. Sơn lớp vữa theo yêu cầu của CDDT. (tùy chọn)

    - Với các loại vữa do CÔNG TY CP CN VẬT LIỆU TOÀN CẦU cung cấp có thể sơn bất kỳ loại sơn nào lên.

    Lưu ý 

    - Lấy lượng vữa cần làm ra bả (chú ý bả nhanh tay tránh vữa bị cứng hoặc khô quá ).

    - Không lấy vữa đã khô dùng lại - Khi rơi vãi cần cho vào máy ngay hoặc bả ngay khi vữa còn dẻo.

    - Không dùng máy trộn tốc độ quá lớn làm nóng vữa mất liên kết và nát vữa. Điều này dẫn đến hao hụt và dễ bị khô nhanh do tác dụng nhiệt của máy trộn.

    5.3. Chi tiết thi công bảo vệ đặc - chỉ áp dụng cho dầm kèo

    A. Chuẩn bị vật tư:

    - Lati thép

    - Vữa Vermiculite xi măng

    - Máy phun vữa

    - Máy nén khí

    - Máy trộn vữa

    B. Thi công

    - Bắn lati thép với bụng dầm >400mm và cánh dầm >300mm

    - Bắn đinh định vị độ dày theo R.

    - Tiến hành trộn vữa bằng máy trộn chuyên dụng (Khuyên dùng máy trộn cưỡng bức)

    - Thi công phun vữa theo các bước mô tả dưới

    6. Những chú ý khi thi công theo phương án QCVN06:2021BXD

    Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và đảm bảo an toàn nhất cho công trình - cần lưu ý một số tiêu chí dưới đây:

    - Trình phương án thi công đúng Quy chuẩn.

    - Phương án rỗng dành cho cột dầm kèo

    - Phương án đặc chỉ dành cho dầm kèo (cột không làm đặc)

    - Bảo vệ rỗng phải tạo khoảng cách đủ lớn chống truyền nhiệt vào kết cấu trực tiếp. (Nên độ dày lớp bảo vệ thường nhỏ)

    (Cột bảo vệ rỗng: R120-19mm. R90-16mm, R60-12.5mm)

    (Dầm kèo bảo vệ rỗng: R120/90/60= 12.5mm)

    - Bảo vệ đặc (chỉ làm cho dầm, kèo) phun trực tiếp vữa dính vào kết cấu nên cần độ dày lớn. (Dầm kèo bảo vệ đặc R120-38mm, R90-32mm, R60-19mm)

    Vữa chống cháy vermiculite được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Đây là phương pháp tiết kiệm và hiệu quả cho chủ đầu tư trong công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ cho công trình và an toàn cho mọi người. 

    Zalo Zalo
    Tư vấn ngay
    0862626114 0909898150 0906656114 0902342114 0902342114