Trong bối cảnh tính hiện đại và phức tạp của các nguy cơ cháy nổ, việc sử dụng vật liệu và cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đóng vai trò trọng yếu trong bảo vệ tính mạng và tài sản. Theo Nghị định PCCC & CNCH 2025, việc hợp chuẩn, hợp quy vật liệu, cấu kiện ngăn cháy chống cháy không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn là điều kiện quan trọng để đánh giá tính an toàn và hiệu quả sử dụng trong thực tế. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ những quy định mới nhất về hợp chuẩn, hợp quy của các vật liệu và cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
Quy định về hợp chuẩn, hợp quy vật liệu và cấu kiện ngăn cháy, chống cháy
Theo Chương V Điều 24: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy,
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy, quy định về hợp chuẩn, hợp quy vật liệu và cấu kiện ngăn cháy, chống cháy bao gồm các nội dung chính sau:
1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy sản xuất, lắp ráp trong nước thuộc đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật trước khi lưu thông trên thị trường phải công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng và giao thông thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công bố hợp quy thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ định và quản lý hoạt động thử nghiệm, chứng nhận hợp quy đối với các tổ chức thử nghiệm, chứng nhận hợp quy phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo danh mục quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này trước khi lưu thông trên thị trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông.
3. Hồ sơ cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy (sau đây viết gọn
là hồ sơ cấp giấy phép lưu thông):
a) Đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất, lắp ráp trong nước thuộc trường hợp phải công bố hợp quy, tổ chức cá nhân có văn bản Đề nghị cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo Mẫu số PC15 kèm theo Nghị định này và 01 bộ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
b) Đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất, lắp ráp trong nước không thuộc trường hợp phải công bố hợp quy, tổ chức cá nhân có văn bản đề nghị cấp, đổi, cấp lại giấy phép theo Mẫu số PC.... kèm theo Nghị định này và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện công bố hợp chuẩn thì trong hồ sơ gửi kèm các tài liệu sau: Bản cam kết chất lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo Mẫu số PC14 kèm theo Nghị định này và tài liệu kỹ thuật của phương tiện, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy; giấy chứng nhận xuất xưởng; giấy chứng nhận chất lượng;
c) Đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy nhập khẩu, tổ chức cá nhân có văn bản Đề nghị cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo Mẫu số PC15 kèm theo Nghị định này; kết quả thử nghiệm của các cơ quan, tổ chức thử nghiệm nước ngoài kèm theo các chỉ tiêu kỹ thuật đã được thử nghiệm đúng với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng); giấy chứng nhận xuất xứ.
4. Tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép lưu thông:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều này thông qua một trong các hình thức sau: trực tiếp; trực tuyến qua cổng dịch vụ công; thông qua dịch vụ bưu chính. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền; xuất trình căn cước, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, người được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay bằng phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ để hoàn thiện. Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, người tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đến tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì có văn bản tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì có phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ để hoàn thiện và gửi cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó.
5. Xử lý hồ sơ cấp giấy phép lưu thông:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét cấp Giấy phép lưu thông đối với lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất, nhập khẩu theo Mẫu số PC16 kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
b) Trong quá trình xử lý hồ sơ cấp giấy phép lưu thông, cơ quan có thẩm cấp giấy phép có thể lấy mẫu xác suất trong lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy để thực hiện thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để đánh giá chất lượng sản phẩm. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải trả chi phí đánh giá sự phù hợp theo thỏa thuận với tổ chức đánh giá sự phù hợp.
6. Yêu cầu đối với lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được cấp giấy phép lưu thông:
a) Đối với sản xuất, lắp ráp trong nước: lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được cấp giấy phép lưu thông phải thể hiện rõ trên nhãn hàng hóa số seri hoặc đặc điểm riêng biệt để phân biệt sản phẩm đã được cấp giấy phép phục vụ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi lưu thông trên thị trường. Nhãn hàng hóa được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
b) Đối với nhập khẩu: cấp giấy phép cho từng lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy khi đã được nhập khẩu.
7. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy:
a) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về hạ tầng và đô thị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông đối với vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
8. Tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông. Việc ghi nhãn hàng hóa đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy khi lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
9. Tổ chức, cá nhân không phải làm thủ tục cấp giấy phép lưu thông đối với lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy bảo đảm chất lượng đúng với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật của lô sản phẩm phương tiện, vật liệu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông trước đó.
Trước khi lưu thông lô phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy ra thị trường, tổ chức, cá nhân có văn bản theo mẫu số… kèm theo Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép trước đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cam kết chất lượng sản phẩm trong văn bản thông báo.
10. Thu hồi giấy phép lưu thông trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy lưu thông trên thị trường không đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đã cam kết, công bố;
b) Đã được cấp giấy phép nhưng phát hiện hồ sơ bị làm giả, giấy phép cấp
không đúng thẩm quyền.
11. Giấy phép lưu thông bị thu hồi thì tổ chức, cá nhân không được phép lưu thông đối với trường hợp chưa lưu thông hoặc không được tiếp tục lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy trên thị trường.
Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép phải giao nộp giấy phép cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp trước đó để thu hồi và có trách nhiệm xử lý đối với sản phẩm đang lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
12. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đơn vị chức năng Bộ quản lý chuyên ngành về xây dựng và giao thông thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy trong sản xuất, lắp ráp, lưu thông trên thị trường; có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Xem thêm >>> Dự thảo nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật PCCC mới nhất 2025
Danh mục phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy
1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:
a) Phương tiện chữa cháy cơ giới:
Xe chữa cháy: xe chữa cháy có xitec, xe chữa cháy không có xitec, xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất (bột, chất tạo bọt, khí), xe chữa cháy đường hầm, xe chữa cháy đường sắt, xe chữa cháy lưỡng cư;
Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: xe thang; xe nâng;; xe trung tâm thông tin chỉ huy; xe khám nghiệm hiện trường cháy; xe chiếu sáng chữa cháy; xe trạm bơm; xe chở nước; xe chở phương tiện; xe chở quân; xe chở hóa chất; xe cứu nạn, cứu hộ; xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật;; xe xử lý hóa chất độc hại, sinh học và hạt nhân; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; mô tô chữa cháy; Máy bay chữa cháy; máy bay không người lái chữa cháy; tàu chữa cháy; xuồng chữa cháy; ca nô chữa cháy; Các loại máy bơm chữa cháy; Các loại phương tiện cơ giới khác: robot chữa cháy; máy nạp khí sạch; bình chữa cháy đeo vai có động cơ;
b) Phương tiện chữa cháy thông dụng: vòi, ống hút chữa cháy; lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy, thang chữa cháy, bình chữa cháy các loại: Bột, bọt, khí, gốc nước;
c) Chất chữa cháy các loại: hóa chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy;
d) Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn;
đ) Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt): tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại;
e) Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố;
g) Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân: quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính, khẩu trang chữa cháy; quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy cách nhiệt; ủng, găng tay cách điện; thiết bị chiếu sáng cá nhân; mặt nạ lọc độc; mặt nạ phòng độc cách ly; thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
h) Phương tiện cứu người: dây cứu người; đai cứu hộ; đệm cứu người; thang cứu người; ống tụt cứu người; thiết bị dò tìm người; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trong không gian hạn chế; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ sự cố hóa chất, phóng xạ; thiết bị phục vụ sơ cấp cứu người bị nạn;
2. Vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy: chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, trần ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy.
Việc hợp chuẩn, hợp quy vật liệu, cấu kiện ngắn cháy chống cháy theo Nghị định PCCC & CNCH 2025 là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường an toàn xã hội. Những quy định này không chỉ bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân mà còn góp phần đề cao nhận thức về việc tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật. Việc thực thi hiệu quả những quy định này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng và cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội bền vững và an toàn.